BỆNH ĐIỀU TRỊ

Các bài tập vật lý trị liệu gai gót chân

Một trong những căn bệnh về xương khớp khá phổ biến hiện nay đó là gai gót chân. Hay còn được gọi với cái tên viêm gân gót. Ở gan bàn chân có một dải cân chạy dọc từ gót chân tới nền của ngón chân. Khi dải cân này bị viêm bàn chân sẽ mất đi độ nhún và độ cong vốn có. Từ đó bàn chân sẽ phải chịu nhiều lực chèn ép hơn.Vật lý trị liệu gai gót chân dựa trên nguyên lý hoạt động của cân gan bàn chân để điều trị. Từ đó lấy lại sự êm ái cho đôi chân của người bệnh.

Vật lý trị liệu gai gót chân đối với giai đoạn cấp tính

Trong giai đoạn này, các bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh phải tích cực nghỉ ngơi thư giãn. Ngừng mọi hoạt động mạnh làm ảnh hưởng tới đôi chân như thể thao, chạy nhảy. Luôn mang theo dép mềm và khi di chuyển chỉ sử dụng các gót đệm và gót hõm. Vật lý trị liệu gai gót chân trong giai đoạn cấp tính của bệnh gồm có:

Trị liệu bằng phương pháp nhiệt lạnh

Bệnh nhân được chỉ định ngâm chân nước lạnh trong vòng 15 phút. Nhiệt độ nước lý tưởng là khoảng 20 độ C. Ngày thực hiện ngâm chân 4 lần.

Siêu âm trị liệu

Cho bệnh nhân điều trị bằng  sóng siêu âm, mỗi lần thực hiện trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Số lần lặp lại phụ thuộc vào tình trạng bệnh.

Vận động trị liệu

Điều trị cho bệnh nhân bằng kỹ thuật mô mềm. Trong đó các bác sĩ vật lý trị liệu hoặc kỹ thuật viên sẽ xoa bóp sâu cân gan bàn chân và các mô mềm. Kèm theo các cơ dép và bụng chân. Có thể được thực hiện kết hợp với kỹ thuật di động khớp. Trong đó các khớp được di động là ngón chân và xương cổ chân.

Các bài tập chủ động

Tại nhà, người bệnh cần phối hợp thêm các bài tập điều chỉnh dáng đi và tư thế. Nếu cần có thể sử dụng thêm các dụng cụ hỗ trợ tập luyện. Các nhóm cơ gấp ngón, cân cơ gan bàn chân, cơ dép, cơ sinh đôi và cơ chày sau cần được tập mạnh và kéo dãn thường xuyên.

Vật lý trị liệu gai gót chân trong giai đoạn bán cấp và mạn tính

Trong giai đoạn này, người bệnh nên tăng cường chạy bộ, đi bộ và thực hiện các bài tập chân. Các phương pháp vật lý trị liệu gai gót chân được chỉ định cho người bệnh bán cấp và mạn tính là:

Phương pháp nhiệt ẩm trị liệu

Đây là phương pháp điều trị bằng sáp parafin hoặc nước ấm. Người bệnh được chỉ định nhúng sáp parafin hoặc ngâm chân trong nước ấm trong vòng 10 phút. Mỗi ngày lặp lại từ 1 đến 2 lần.

Siêu âm trị liệu

Các bác sĩ sử dụng trong siêu âm để điều trị cho bệnh nhân trong khoảng từ 10 đến 15 phút. Thực hiện lặp lại dựa trên tình trạng bệnh cụ thể.

Vận động trị liệu

Phương pháp vận động trị liệu giúp thư giãn các cơ bàn chân như cơ dép, cơ sinh đôi. Đồng thời vẫn chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng các kỹ thuật di động khớp và đề kháng tay.

Các bài tập tại nhà

Vật lý trị liệu gai gót chân cũng bao gồm các bài tập chủ động tại nhà của bệnh nhân. Trong đó bệnh nhân có thể tập luyện sức khỏe chân bằng băng thun. Tập mạnh và kéo dãn các nhóm cơ sinh đôi, cơ dép… của bàn chân để duy trì sự linh hoạt và mềm dẻo.

Bài tập 1

Mục đích chính của bài tập là làm gân gót được căng duỗi thoải mái.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân đứng gần một bức tường cách chân tường khoảng 30 đến 40 cm rồi nghiêng người về phía trước.
  • Bước chân không đau lên phía trước, khụy thấp gối xuống đồng thời chống hai tay vào tường sao cho căng vùng bắp chân và cân gót chân sau.
  • Giữ tư thế như vậy trong khoảng 20 giây và thả lỏng chân thư giãn rồi tập lại 10 lần.

Bài tập 2

Bài tập kéo giãn gân gót. Bài tập này sử dụng một chiếc ghế tựa hoặc một chiếc khung cố định  để hỗ trợ trong khi tập.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay nắm vào khung hoặc chỗ dựa của ghế để lấy điểm tựa, sau đó đưa chân không bị bệnh lên và nghiêng thân mình về phía trước.
  • Dần dần ngồi xổm xuống để cho phần gân gót phía sau căng dần ra, giữ tư thế như vậy lâu nhất có thể đến khi bạn cảm thấy mỏi chân phía sau thì thả lỏng và đưa về trạng thái ban đầu.
  • Thực hiện mỗi ngày vài lần và mỗi lần nên luyện tập khoảng 10 đến 15 phút.

Bài tập 3

  • Bệnh nhân ngồi trên ghế hoặc giường rồi gác chân bị bệnh lên đùi của chân lành.
  • Dùng một tay giữ lấy gót chân bị đau để lấy điểm cố định, tay còn lại nắm lấy các ngón chân rồi dùng lực gập về phía mặt lưng bàn chân để làm căng giãn gân gót và vùng gan bàn chân.
  • Thực hiện mỗi lần từ 10 đến 15 phút và làm vài lần mỗi ngày để tăng hiệu quả.

Bài tập 4

Dùng một chiếc khăn quấn mềm và chắc dài khoảng 1 mét để hỗ trợ lúc tập.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc trên sàn nhà sau đó duỗi thẳng chân lành, chân bị bệnh dùng khăn quân lấy phần gót chân.
  • Dùng hai tay kéo hai đầu khăn lên phía trên, đồng thời dùng lực ở chân bị bệnh đạp chiếc khăn xuống phía dưới sao cho tạo thành lực đối kháng giữa hai tay và chân.
  • Thực hiện lại động tác nhiều lần để mang lại hiệu quả.

Bài tập 5

Sử dụng một quả bóng bằng cao su cỡ vừa nắm tay.

Cách thực hiện:

  • Bệnh nhân ngồi trên giường hoặc ghế thõng chân xuống dưới.
  • Dùng một lực ở chân bị đau ấn lên quả bóng sao cho bệnh nhân thấy vừa và dễ chịu, lăn quả bóng bên dưới bàn chân khoảng 20 phút mỗi lần tập.

Bài tập 6

Xoa bóp bấm huyệt vùng gót chân.

Cách thực hiện:

  • Dùng tay làm các thủ thuật xoa, xát để làm ấm nóng vùng gan bàn chân và mu bàn chân.
  • Sau đó day ấn xung quanh vùng cổ chân xuống mu và gan bàn chân rồi miết theo chiều của gân gót.
  • Ấn thêm các huyệt xung quanh gót chân và lân cận để khí huyết được lưu thông. Sử dụng cách làm này rất tốt cho gân cơ vùng gót chân.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐỊA CHỈ VẬT LÝ TRỊ LIỆU, PHỤC HỒI CHỨC NĂNG UY TÍN TẠI HÀ NỘI

HTC từ lâu đã được biết đến là địa chỉ vàng trong thăm khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Hiệu quả cao – An toàn – Chi phí hợp lý. Nhờ vậy lượng bệnh nhân tương đối đông, tỷ lệ giới thiệu cao.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Những ưu điểm nổi bật khi tập vật lý trị liệu tại HTC đó là:

  • Phòng khám được Sở Y Tế thành phố xét duyệt và cấp giấy phép hoạt động chính quy.
  • Hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế tân tiến nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc
  • Đội ngũ bác sĩ, cố vấn cấp cao đã từng làm việc tại nước ngoài và các bệnh viện lớn: Tiến sĩ – Bác sĩ David Le,  BSCKII – Nguyễn Thị Lan, BS CKI Trịnh Thị Chiên, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tiến, Bác sĩ Lê Văn Chiến….
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Các bài tập vật lý trị liệu chuyên sâu được cá nhân hóa cho từng người bệnh đem lại hiệu quả cao
  • Phương pháp điều trị toàn diện, khoa học, không tiêm, không dùng thuốc, không xâm lấn
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng chỉ từ 250.000đ/buổi
  • Quy trình thăm khám và chữa trị tận tâm, theo sát, có trách nhiệm với người bệnh
  • Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển, có chỗ để oto, xe máy.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago