Bị ngã đau đầu gối là một trong những thương tích hay gặp nhất trong thể thao, lao động và sinh hoạt. Nếu không được chẩn đoán, xử trí đúng đắn, kịp thời.
Như đã giới thiệu ở trên, khớp gối cấu tạo từ đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày và xương bánh chè. Cả ba thành phần này đều có khả năng nứt, gãy trong các tai nạn, chấn thương đầu gối trong đời sống hằng ngày.
Tuy nhiên, theo một số thống kê, tỷ lệ gãy kín xương bánh chè cao hơn hẳn so với hai xương còn lại. Bên cạnh đó, loãng xương ở người cao tuổi là một yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ gãy xương xảy ra.
Dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament – ACL) bám từ lồi cầu xương đùi tới diện trước mâm chày, để giữ cho mâm chày không bị trượt ra trước và xoay trong
Tổn thương dây chằng chéo trước thường xảy ra trong các tình huống chấn thương đầu gối như sau:
Có nhiều hình thái tổn thương dây chằng chéo trước: từ tổn thương không hoàn toàn, tổn thương hoàn toàn đến bong chỗ bám của dây chằng, đi kèm với đó là biểu hiện lỏng gối.
Cơ đùi bên chân bị tổn thương sẽ teo dần và càng làm nặng thêm cảm giác yếu chân và mất vững đầu gối ở người bệnh.
Hai tổn thương thường gặp theo sau tổn thương dây chằng chéo trước là rách sụn chêm và thoái hoá khớp gối.
Ngược lại với dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau (Posterior Cruciate Ligament – PCL) giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau và xoay ngoài.
Tổn thương dây chằng chéo sau thường gặp trong các tình huống chấn thương như sau:
Tương tự như các dấu hiệu của tổn thương dây chằng chéo trước, khi tổn thương dây chằng chéo sau, người bệnh sẽ sưng đau khớp gối ngay sau khi chấn thương, kèm cảm giác gối lỏng lẻo, mất vững và teo cơ.
Cũng giống như trong chấn thương dây chằng chéo trước, nếu không được chẩn đoán, điều trị và phục hồi phù hợp, tổn thương dây chằng chéo sau có thể dẫn đến rách sụn chêm hoặc thoái hoá khớp gối về sau.
Trong số các chấn thương đầu gối xảy ra trong thể thao, tổn thương sụn chêm là thường gặp nhất. Bên cạnh đó, sụn chêm cũng rất dễ bị tổn thương do tai nạn giao thông.
Sụn chêm là một tấm sụn có hình chữ C (sụn chêm trong) và hình chữ O (sụn chêm ngoài). Sụn chêm lót giữa lồi cầu của xương đùi ở phía trên và mâm chày ở phía dưới, giúp phân bổ lực, giữ vững và bổ sung tính linh hoạt của khớp gối trong các cử động.
Khi xoay khớp gối đột ngột, hoặc duỗi, gấp khớp gối quá mức, làm cho 2 đầu xương tác động một lực mạnh, ép chặt sụn chêm đột ngột, gây rách hoặc vỡ sụn chêm. Sụn chêm trong thường bị chấn thương nhiều hơn gấp 5 lần so với sụn chêm ngoài.
Sụn khớp bao bọc lấy đầu xương, trơn nhẵn, giúp khớp gối cử động linh hoạt và trơn tru. Vì không có mạch máu nuôi, không có thần kinh chi phối và nhận cảm giác, nên trong các tổn thương sụn khớp, thường người bệnh không nhận ra, nhưng các tổn thương này lại không có khả năng tự phục hồi.
Dấu hiệu nhận biết tương tự với tổn thương sụn chêm: đau, sưng, kẹt khớp hoặc cảm thấy có tiếng lục cục ở đầu gối khi cử động.
Tổn thương sụn khớp cũng thường đi kèm với tổn thương dây chằng chéo, đặc biệt là dây chằng chéo trước.
Nguyên nhân là khớp gối chịu một tác động lực mạnh từ bên ngoài đột ngột, làm bong, vỡ sụn hoặc do khớp gối xoay đột ngột trong các tình huống chuyển động đổi hướng bất ngờ.
Trật khớp gối là tình trạng mà đầu dưới xương đùi và đầu trên xương chày trượt ra khỏi vị trí ban đầu. Sự di lệch này khiến đầu gối bị biến dạng, có thể nhận ra rõ chỉ bằng mắt thường, và dẫn đến tổn thương các cấu trúc sụn, dây chằng xung quanh.
Nguyên nhân thường gặp là do các chấn thương, va chạm với lực mạnh tác động trực tiếp vào khớp gối.
Tình trạng sưng đầu gối sau khi ngã có thể xảy ra ở mức độ nhẹ, vừa đến vô cùng nghiêm trọng. Bạn nên tới bệnh viện khám nếu:
– Đầu gối bị sưng to nhanh chóng hoặc kéo dài
– Biến dạng khớp gối
– Mất khả năng đi lại hoặc co duỗi chân bình thường.
– Bầm tím đầu gối
– Khớp gối lỏng lẻo.
Tình trạng ngã sưng đầu gối được khắc phục bằng những phương pháp sau:
Đầu gối sưng phù nhanh chóng kèm theo cảm giác đau dữ dội ngay sau khi ngã có thể là dấu hiệu của một chấn thương nghiêm trọng ở khớp gối, chẳng hạn như đứt dây chằng, gãy xương. Người bệnh cần được xử lý, sơ cứu tại chỗ trước khi tới bệnh viện.
Các bước sơ cứu ban đầu như sau:
Lưu ý:
Tình trạng sưng đầu gối sau khi ngã liên quan đến các chấn thương không quá nghiêm trọng thường được điều trị bảo tồn. Phương pháp này cũng được lựa chọn cho những bệnh nhân lớn tuổi, ít hoạt động.
Người bệnh thường được bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm sưng đầu gối và xoa dịu các cơn đau khó chịu. Một số phương pháp khác cũng có thể được áp dụng như:
– Nẹp hoặc bó bột bất động khớp gối.
– Vật lý trị liệu
– Châm cứu
– Bấm huyệt
– Thực hành các bài tập giúp giảm đau, tăng cường sức mạnh cho cơ đùi, chống teo cơ và phục hồi biên độ hoạt động của khớp gối.
Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý khớp gối hiệu quả. Quy trình khám như sau:
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Rất nhiều bệnh nhân chia sẻ thực tế tại ĐÂY
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…