Categories: TIN TỨC

Bệnh lý đau dây thần kinh khuỷu tay

BỆNH LÝ ĐAU DÂY THẦN KINH KHUỶU TAY

Bệnh đau dây thần kinh ở khuỷu tay thường gặp ở dây thần kinh trụ là tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay gây đau cục bộ, tê hoặc yếu ở vùng dây thần kinh trụ phân bố. Hội chứng đường hầm trụ (ulnar tunnel syndrome) là một dạng của tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay, trong đó dây thần kinh trụ bị kẹt ở giữa cân nối hai đầu của cơ gấp cổ tay trụ . Liệt dây thần kinh trụ muộn là tổn thương dây thần kinh trụ ở khuỷu tay xảy ra sau một chấn thương khuỷu tay cũ. Bạn có thể cùng HTC cùng tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý đau dây thần kinh trụ ở khuỷu tay nhé.

Hội chứng đau/chèn ép dây thần kinh trụ ở khuỷu tay xảy ra khi thần kinh trụ bị chèn ép hoặc bị kích thích. Thần kinh trụ là một trong ba dây thần kinh chính của chi trên, chạy từ vùng cổ xuống đến bàn tay và nó có thể bị chèn ép ở một số vị trí trên đường đi của nó, tuỳ vào vị trí chèn ép của nó mà người bệnh có thể bị đau, tê ở vùng khuỷu tay, cổ tay hoặc ở vùng cổ. Nhưng vị trí thường gặp nhất là vùng sau khuỷu tay và được gọi là ‘Hội chứng đường hầm khuỷu tay”.

1.Giải phẫu dây thần kinh trụ

          Dây thần kinh trụ bắt đầu từ vùng cổ đi qua vùng cánh tay xuống vùng khuỷu, ở khuỷu tay thần kinh trị đi qua một “đường hầm’ nằm dưới một mỏm xương ở phía trong khuỷu, mỏm xương này được gọi là mỏm trên lồi cầu trong xương cánh tay tại vị trí này thần kinh trụ nằm rất nông ngay dưới da nên khi va chạm vào đó sẽ thấy cảm giác tê như điện giật lan đến tận ngón út.

Ở cẳng tay thần kinh trụ chạy dưới các lớp cơ cẳng tay đi xuống bàn tay phía ngón tay út. Khi đi xuống bàn tay thần kinh trụ đi qua một đường hầm khác gọi là ống Guyon.

Thần kinh trụ chi phối cảm giác cho ngón tay út và một nửa ngón đeo nhẫn, chi phối vận động cho các cơ mô út, cơ khép ngón cái, cơ gấp ngắn ngón cái, cơ giun 3-4 của bàn tay, giúp thực hiện các cử động tinh tế và một vài cơ lớp ở cẳng tay giúp cho ta có thể nắm chặt đồ vật.

2.Nguyên nhân gây chèn ép thần kinh trụ ở cẳng tay

  • Hầu hết các trường hợp chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay không tìm thấy nguyên nhân, thần kinh trụ dễ bị chèn ép là do nó chạy qua một khu vực chật hẹp và ít mô bảo vệ.
  • Thần kinh trụ chạy ở phía sau trong của khuỷu tay khi gấp khuỷu tay thần kinh trụ sẽ bị căng dãn quanh mỏm xương trên lồi cầu trong. Do đó kích thích lên thần kinh. Nên khi vận động gấp khuỷu trong thời gian dài, hoặc khi lặp đi lặp lại liên tục có thể dẫn đến các triệu chứng của bệnh. Như nhiều người có thói quen gấp khuỷu trong lúc ngủ, điều này có thể làm cho các triệu chứng của chèn ép thần kinh nặng hơn và làm cho họ thức giấc vì tê tay.
  • Ở một số người dây thần kinh trụ bị trượt từ sau ra trước khi gấp khuỷu tay, sự trượt ra trước ra sau liên tục có thể gây kích thích thần kinh
  • Tựa khuỷu tay trên một vật cứng thời gian dài cũng có thể gây đè ép lên thần kinh trụ. Tụ dịch phần khuỷu tay cũng gây đè ép thần kinh trụ.
  • Có một số yếu tố có thể dễ gây cho bạn bị chèn ép thần kinh trụ như: gãy xương vùng khuỷu hoặc tiền xử có trật khớp khuỷu cũ; thoái hoá khớp khuỷu hoặc sưng nề vùng khuỷu; nang hoạt dịch vùng khuỷu; các hoạt động đòi hỏi gấp khuỷu trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại.

3.Triệu chứng chèn ép thần kinh trụ khuỷu tay

  • Bệnh thần kinh trụ ở khuỷu tay có thể xuất hiện dưới nhiều dạng biểu hiện khác nhau, như: Tê bì hoặc cảm giác dị cảm trong vùng được thần kinh trụ chi phối. Ban đầu thường sẽ thấy có cảm giác kì lạ ở mặt gan tay của ngón IV và V, cũng như tại cạnh bên trụ của bàn tay.
  • Các biểu hiện cảm giác ở diện mu tay hoặc gan tay của thần kinh trụ có thể hữu ích trong việc xác định vị trí tổn thương, đặc biệt là ở phần gần cổ tay. Một số bệnh nhân có thể trải qua tê buốt nặng và kéo dài, có thể đồng thời xuất hiện triệu chứng cảm giác chia đôi ở ngón nhẫn.
  • Đau mặt trong khuỷu thường xuyên xuất hiện và có thể lan ra dọc theo mặt trong của cẳng tay. Các triệu chứng cảm giác thường do các hành động gấp khuỷu kéo dài hoặc lặp đi lặp lại như: Việc nói chuyện điện thoại, nằm nghiêng với khuỷu gấp, hoặc sự dựa vào khuỷu.
  • Các biểu hiện về cơ bàn tay có thể đa dạng từ yếu nhẹ đến teo cơ nặng và bàn tay “vuốt trụ”. Một số người có thể trải qua yếu nhẹ và vụng về bàn tay khi thực hiện các công việc tinh tế, trong khi trường hợp nặng hơn có thể gặp khó khăn khi nâng hoặc cầm đồ vật.

4.Phương pháp phục hồi dây thần kinh trụ khi bị chèn ép ở khuỷu tay

  • Tránh thực hiện các hoạt động có thể gây chèn ép hoặc căng dây thần kinh trụ.
  • Sử dụng miếng đệm vùng khuỷu để hỗ trợ và tránh các động tác gập khuỷu kéo dài, đặc biệt khi sử dụng nẹp đêm khi ngủ.
  • Phẫu thuật tình trạng rối loạn dây thần kinh trụnày có thể được xem xét sau khoảng 2-3 tháng điều trị bảo tồn, đặc biệt đối với bệnh nhân có rối loạn cảm giác liên tục, teo hoặc yếu cơ. Phẫu thuật có thể cải thiện chèn ép tại đường hầm thần kinh trụ hoặc chuyển vị trí khi thần kinh trụ bị chèn ép tại rãnh thần kinh trụ. Phẫu thuật được xem xét khi triệu chứng kéo dài dưới 1 năm và không có hiện tượng teo cơ.

5.Phòng ngừa đau dây thần kinh trụ

  • Tránh gập khuỷu tay hạn chế để bị đau khớp khuỷu tay.
  • Ghế làm việc khi ngồi máy tính không để quá thấp.
  • Tránh tạo áp lực lên phía bên trong cánh tay.
  • Giữ khuỷu tay thẳng khi đi ngủ
  • Thay đổi tư thế tay khi lái xe hoặc đạp xe thường xuyên.

Cách điều trị chèn dây thần kinh khuỷu tay hiệu quả cao

Thông thường với bệnh lý này giai đoạn đầu mục tiêu điều trị là giúp bệnh nhân giảm đau, giảm viêm, giảm các triệu chứng khó chịu. Sau đó sẽ tiến hành giải quyết triệt nguyên nhân gây bệnh, phục hồi để bệnh nhân lấy lại sức cơ và khả năng vận động bình thường. Cuối cùng là giải pháp tăng cường chất lượng cơ xương khớp để bệnh nhân không bị tái phát bệnh.

Phòng khám HTC là một trong các địa chỉ vàng trong điều trị bệnh cơ xương khớp ở Việt Nam. Tại HTC tất cả các giải pháp đưa ra đều dựa trên khoa học KHÔNG DÙNG THUỐC-KHÔNG TIÊM-KHÔNG PHẪU THUẬT. Mục tiêu điều trị là phục hồi hoàn toàn tự nhiên chứ không phải chỉ giảm triệu chứng. Chỉ có như vậy nguy cơ tái phát thấp và an toàn cho bệnh nhân.

HTC đã thành công trong việc chữa các bệnh lý đau khuỷu tay, khôi phục chức năng vận động cho nhiều bệnh nhân nhờ đội ngũ y bác sĩ giỏi, phương pháp khoa học mang lại hiệu quả nhanh và bền vững, hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt chi phí hợp lý chính là một điểm cộng sáng giá.

>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Tại sao bạn nên điều trị đau dây thần kinh khuỷu tay tại Phòng Khám HTC

  • Tại HTC đau khuỷu tay là một trong các bệnh lý phổ biến
  • Điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh.Phục hồi nhanh, vận động dễ dàng sau điều trị
  • Hiệu quả với các ca bệnh nặng nhẹ, mắc lâu năm, chữa nhiều nơi không khỏi.
  • Tiết kiệm thời gian: 60-90 phút, ra về luôn trong ngày. 1 tuần 2-3 buổi để cơ thể phục hồi tự nhiên. Đặt lịch hẹn trước không cần chờ đợi
  • Không cần kiêng khem khổ sở, không phải nghỉ làm.
  • Hiệu quả nhanh: Tuy không dùng thuốc nhưng các giải pháp đưa ra đều dựa trên nghiên cứu, khoa học và ứng dụng trang thiết bị hiện đại nên hiểu quả nhận được ngay sau 2-3 buổi trị liệu
  • Giúp chơi lại thể thao tốt vì hệ thống cơ dây chằng, sụn khớp được phục hồi
  • Quy trình nhanh gọn: Với hệ thống đặt lịch trước bạn không cần phải chờ đợi
  • Thân thiện, chuyên nghiệp, có trách nhiệm với từng bệnh nhân
  • Chi phí điều trị hợp lý, niêm yết tại phòng khám, phù hợp với mọi người. Bệnh nhân sẽ được thông báo trước khi điều trị.

PHÒNG KHÁM HTC – ĐIỆN THOẠI: 096.369.1010 – 090.432.8838

Tuan

Recent Posts

Đau khớp gối về đêm: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…

2 ngày ago

Nguyên nhân và cách điều trị đau khớp gối sau sinh hiệu quả

Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…

4 ngày ago

Khỏi hẳn đau cổ tay do viêm bao hoạt dịch cổ tay sau điều trị tại HTC

Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…

7 ngày ago

KẾT QUẢ THAY ĐỔI HÌNH THÁI BÊN NGOÀI SAU 8 BUỔI TRỊ LIỆU CONG VẸO

 Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…

7 ngày ago

SAU PHẪU THUẬT KHUỶU TAY (GÃY ĐÀI QUAY) – BỆNH NHÂN ĐÃ CÓ THỂ TẬP TẠ BẰNG 80%

Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…

7 ngày ago

Bị Đau Khớp Gối Có Nên Xoa Bóp Không?

Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…

7 ngày ago