BỆNH ĐIỀU TRỊ

Bệnh đau cổ – Nguyên nhân, triệu chứng, cách chữa trị hiệu quả

Bệnh đau cổ là vấn đề thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, biểu hiện với nhiều triệu chứng đa dạng, dễ nhận biết. Người bệnh nên theo dõi để điều trị sớm, nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nghiêm trọng.

Đau cổ là gì?

Bệnh đau cổ là tình trạng các cơn đau xuất hiện trong hoặc xung quanh cột sống bên dưới đầu (cột sống cổ), xảy ra do một số vấn đề bệnh lý hoặc chấn thương. Đau mỏi cổ có thể chỉ kéo dài từ vài ngày đến 6 tuần khi ở mức độ cấp tính hoặc từ hơn 3 tháng đến hàng năm nếu tiến triển đến dạng mãn tính. Cơn đau xuất hiện sẽ gây khó chịu cho người bệnh, cản trở trực tiếp đến khả năng vận động, sinh hoạt hàng ngày.

Triệu chứng đau cổ thường gặp

Đau cổ rất dễ nhận biết bởi thường xuất hiện với nhiều triệu chứng rõ rệt, bao gồm:

  • Cứng khớp: Đây là vấn đề phổ biến mà nhiều người bệnh gặp phải, đau nhức cổ có thể hạn chế phạm vi chuyển động, gây cản trở nghiêm trọng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Đau mỏi cổ: Người bệnh sẽ cảm thấy những cơn đau nhói dữ dội xuất hiện ở một vùng cố định trên cổ.
  • Đau khi cử động: Cơn đau cổ trở nên trầm trọng hơn khi di chuyển hoặc thực hiện các động tác vặn, kéo giãn cột sống cổ.
  • Tê cổ: Cơn đau có thể lan dần đến vùng đầu, thân, vai và cánh tay. Nếu tình trạng đau vùng cổ có liên quan đến sự chèn ép dây thần kinh, người bệnh sẽ cảm thấy tê, ngứa ran hoặc yếu dần ở hai cánh tay, bàn tay. Đối với triệu chứng này, việc liên hệ kịp thời với bác sĩ là thực sự cần thiết.
  • Đau đầu: Đau đầu cũng là triệu chứng thường gặp khi đau mỏi cổ. Đây đồng thời cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý đau nửa đầu.
  • Đau khi sờ nắn: Cơn đau cổ tăng lên khi sờ nắn vào cột sống cổ.

Nguyên nhân đau mỏi cổ

Tình trạng đau mỏi cổ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số yếu tố chủ yếu phải kể đến gồm:

1. Sự căng cơ

Sự căng cơ xuất hiện khi cơ thể phải duy trì một tư thế hoặc vận động lặp đi lặp lại trong nhiều giờ. Đó có thể là tư thế cúi người liên tục trước máy tính, điện thoại hay nằm đọc sách trên giường.

2. Bệnh lý cột sống cổ

Khi già đi, rất nhiều người dễ gặp phải tình trạng thoái hóa cột sống cổ. Điều này sẽ khiến không gian giữa các đốt sống bị thu hẹp và làm tăng căng thẳng cho khớp.

Ngoài ra, khi đĩa đệm nhô ra do chấn thương, tủy sống hoặc rễ thần kinh ngay lập tức bị tạo áp lực. Đây còn được gọi là tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, dẫn đến hiện tượng đau mỏi cổ thường gặp.

3. Chấn thương cổ

Cổ rất dễ bị chấn thương, đặc biệt là khi ngã, tai nạn giao thông hoặc va chạm trong thể thao. Lúc này, các cơ và dây chằng buộc phải di chuyển ra khỏi phạm vi bình thường, dẫn đến hiện tượng đau nhức. Ngoài ra, khi đốt sống cổ bị gãy, tủy sống cũng có thể bị tổn thương nghiêm trọng.

4. Gai cột sống

Khi sụn ở các khớp đốt sống trong cột sống bắt đầu bị thoái hóa, mô xương sẽ cọ xát trực tiếp vào nhau, xương phát triển bất thường dọc theo các cạnh của đốt sống. Đây được gọi là hiện tượng gai xương, thường xảy ra phổ biến khi bắt đầu già đi. Bệnh gai cột sống cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến triệu chứng đau mỏi cổ.

5. Các nguyên nhân khác

  • Nhồi máu cơ tim: Đau cổ cũng là một triệu chứng thường gặp của nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, một số dấu hiệu đi kèm gồm: khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau cánh tay…
  • Viêm màng não: Đây là tình trạng viêm mô mỏng bao quanh não và tủy sống. Một số triệu chứng đi kèm có thể gồm: cứng cổ, đau đầu, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, sốt… Viêm màng não có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời.
  • Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp gây đau, sưng các khớp và gai xương. Tình trạng này xảy ra ở vùng cổ sẽ dẫn đến hiện tượng đau mỏi cổ thường gặp.
  • Đau cơ xơ hóa: Tình trạng này có thể gây đau khắp cơ thể, đặc biệt là vùng cổ và vai.
  • Loãng xương: Loãng xương khiến xương bị suy yếu và có thể dẫn đến gãy. Tình trạng này thường xảy ra ở tay, đầu gối, cổ.
  • Hẹp ống sống: Đây là tình trạng cột sống bị thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống hoặc rễ thần kinh, dẫn đến hiện tượng đau mỏi cổ thường gặp. Nguyên nhân có thể do viêm khớp hoặc các vấn đề bệnh lý khác.

Biến chứng của bệnh đau cổ

Về lâu dài, nếu tình trạng đau cổ không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó, ngay khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường sau, người bệnh nên liên hệ sớm với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời:

  • Tình trạng đau hoặc cứng cổ không biến mất sau một vài tuần.
  • Một số thuốc giảm đau như Paracetamol, Ibuprofen… hoàn toàn không mang lại hiệu quả.
  • Xuất hiện thêm các dấu hiệu khác như lạnh cánh tay, cảm giác bị châm chích…
  • Xuất hiện khối u bất thường trên cổ.
  • Sốt.
  • Khó nuốt, khó thở.
  • Ngứa ran.
  • Rối loạn chức năng ruột hoặc bàng quang.
  • Khó thực hiện động tác chạm cằm vào ngực.

Phương pháp chẩn đoán bệnh đau cổ

Bác sĩ sẽ tiến hành xem xét tiền sử bệnh lý, triệu chứng cụ thể gặp phải để quyết định phương pháp chẩn đoán đau cổ phù hợp. Trước đó, một số bài kiểm tra độ đau, tê, mức độ yếu cơ, khả năng di chuyển của cổ… cũng được thực hiện. Dưới đây là các cách chẩn đoán phổ biến nhất:

Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

Các xét nghiệm hình ảnh sẽ giúp bác sĩ xác định được nguyên nhân gây đau mỏi cổ, bao gồm:

  • Chụp X-quang: Phương pháp chụp X-quang sẽ cho thấy hình ảnh chi tiết về khu vực cổ, bao gồm các dây thần kinh, tủy sống bị chèn…
  • Chụp CT: Sự kết hợp của nhiều tia X, chụp từ nhiều hướng khác nhau sẽ cho ra hình ảnh mặt cắt ngang chi tiết về các cấu trúc bên trong cổ.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này sử dụng sóng vô tuyến kết hợp từ trường mạnh để thu về hình ảnh chi tiết của mô mềm (tủy sống, dây thần kinh…) và xương.

Các phương pháp chẩn đoán khác

  • Điện cơ đồ (EMG): EMG có thể xác định được mối liên quan giữa tình trạng đau cổ và hiện tượng chèn ép dây thần kinh. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ đưa các kim nhỏ đi qua da, vào cơ. Từ đó, xét nghiệm đo tốc độ dẫn truyền thần kinh được thực hiện để xác định tình hình hoạt động của các dây thần kinh.
  • Xét nghiệm máu: Các xét nghiệm máu sẽ đưa ra kết quả về tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng, từ đó giúp xác định nguyên nhân gây đau nhức cổ một cách chính xác hơn.

Phương pháp điều trị bệnh đau cổ

Tùy vào mức độ cơn đau, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị đau cổ phù hợp, đảm bảo đem lại hiệu quả tốt nhất. Cụ thể như sau:

1. Các biện pháp điều trị tại nhà

  • Nghỉ ngơi.
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh.
  • Thực hiện một số bài tập cho vùng cổ.

2. Một số liệu pháp điều trị

  • Vật lý trị liệu.
  • Xoa bóp.

3. Sử dụng thuốc giảm đau

  • Thuốc giảm đau không kê đơn: Ibuprofen (Motrin, Advil), Naproxen natri (Aleve)… Tuy nhiên, những loại này vẫn tồn tại tác dụng phụ đi kèm như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn… Vì vậy, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tốt hơn hết, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thuốc giảm đau kê đơn: Amitriptyline, Gabapentin và Pregabalin…

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng, sau khi các phương pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. Mục đích hướng đến nhằm:

  • Giải phóng chèn ép rễ thần kinh (loại bỏ một đĩa đệm hư hỏng hoặc xử lý các vấn đề khác liên quan đến cấu trúc).
  • Giải phóng chèn ép tủy sống.
  • Ổn định cột sống cổ.

Đối với phẫu thuật trị đau cổ, hai phương pháp chính thường được sử dụng gồm:

  • Phẫu thuật ACDF: Phương pháp này sẽ tập trung loại bỏ đĩa đệm có vấn đề trên cột sống cổ.
  • Phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo (ADR): Phương pháp này sẽ thực hiện loại bỏ đĩa đệm hư hỏng, thay thế bằng một đĩa đệm nhân tạo thay vì hợp nhất. Do đó, so với ACDF, ADR sẽ duy trì được tính di động tự nhiên của cổ

Biện pháp phòng ngừa bệnh đau cổ

Đau cổ gây nên rất nhiều phiền toái đối với sinh hoạt hàng ngày. Thậm chí, về lâu dài, tình trạng có thể tiến triển ở mức nghiêm trọng hơn, gây đe dọa trực tiếp đến sức khỏe. Do đó, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ ban đầu là thực sự cần thiết. Một số gợi ý hữu ích như: (4)

1. Giảm căng thẳng

Tâm lý căng thẳng rất dễ dẫn đến hiện tượng căng ở cổ, vai và lưng. Do đó, việc cân bằng cảm xúc có thể giúp làm giảm tình trạng chứng đau, cứng cổ thường gặp. Một số gợi ý hữu ích như:

  • Nghe nhạc.
  • Thiền.
  • Du lịch.
  • Cân bằng giữa thời gian làm việc và thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Làm những điều mà bản thân cảm thấy thích thú và thoải mái.

2. Tập thể dục thường xuyên

Thói quen tập thể dục đều đặn sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, một trong số đó là tăng cường sức mạnh cho cơ, ngăn chấn thương và đau nhức cổ. Tùy theo tuổi tác, cơ địa, khả năng, mỗi người cần lựa chọn bài tập phù hợp để đảm bảo an toàn cũng như đạt được hiệu quả tốt nhất. Theo đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo:

  • Trẻ em từ 5 – 17 tuổi: Duy trì thói quen hoạt động thể chất 60 phút mỗi ngày, từ cường độ vừa phải, sau đó tăng dần.
  • Người lớn từ 18 – 64 tuổi: Duy trì thói quen hoạt động thể chất, tốt nhất là aerobic từ 150 – 300 phút mỗi ngày với cường độ trung bình, hoặc ít nhất từ 75 – 150 phút với cường độ cao hơn.

3. Tạo không gian làm việc thoải mái

  • Sử dụng ghế làm việc có độ cao phù hợp, đảm bảo tư thế ngồi thoải mái nhất khi làm việc.
  • Đảm bảo tư thế ngồi đúng, giữ lưng thẳng, cánh tay ngang với bàn làm việc, bàn chân phẳng trên sàn và đầu gối thấp hơn hông một chút.
  • Đặt máy tính ngang tầm mắt, đảm bảo không phải ngửa cổ lên hoặc xuống khi làm việc.
  • Không nên ngồi lâu, thay vào đó nên thường xuyên đi lại để giảm bớt căng thẳng cho cơ thể.

4. Kiểm soát thói quen lạm dụng điện thoại

Thói quen liên tục nhìn điện thoại có thể sẽ tác động lên cơ cổ, gây căng thẳng liên tục và dẫn đến hiện tượng đau nhức. Vì vậy, việc điều chỉnh thời lượng sử dụng điện thoại phù hợp kết hợp thay đổi tư thế cũng là cách để phòng ngừa chứng đau cổ thường gặp.

5. Thay đổi tư thế ngủ của bạn

Tư thế ngủ có ảnh hưởng trực tiếp đến vùng cổ. Thực tế, nằm ngửa hoặc nằm nghiêng với lồng ngực và cột sống thẳng hàng sẽ giúp cổ ít mỏi hơn so với nằm sấp. Tuy nhiên, nếu tư thế nằm ngửa kết hợp đặt tay thuận lên trán, ngược lại sẽ gia tăng triệu chứng đau cổ. Bên cạnh đó, việc lựa chọn một chiếc gối êm ái, có chiều cao phù hợp cũng là vấn đề nên quan tâm để tạo được cảm giác thoải mái nhất cho vùng cổ khi ngủ.

>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)

Khám và điều trị Bệnh đau cổ hiệu quả tại HTC

Quy trình khám cổ vai gáy tại HTC

Tại HTC các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám cẩn thận để đánh giá chính xác và toàn diện tình trạng bệnh lý của người bệnh. Từ đó tạo tiền để cho điều trị bệnh lý đau cổ vai gáy hiệu quả. Quy trình khám như sau:

Bước 1: Hỏi bệnh: Sau khi nghe bệnh nhân chia sẻ về tình trạng bệnh lý, bác sĩ sẽ hỏi thêm các câu hỏi để làm rõ hơn tình trạng bệnh.

Bước 2: Thăm khám trực tiếp vùng đau thông qua các nghiệm pháp bằng tay và một số công cụ hỡ trợ thăm khám.

Bước 3: Phân tích cận lâm sàng đã có hoặc chỉ định các cận lâm sàng cần thiết.

Bước 4: Đưa ra chẩn đoán: Tên bệnh, mức độ bệnh, nguyên nhân, hướng xử lý và dự phòng

Bước 5: Chỉ định phác đồ điều trị cụ thể: Phương pháp, thời gian, tần suất điều trị, kết quả điều trị dự kiến, chi phí cụ thể.

Minh bạch, rõ ràng, chính xác, tỉ mỉ, dễ hiểu vì vậy bệnh nhân rất hài lòng khi thăm khám tại HTC

Cách điều trị Bệnh đau cổ hiệu quả cao

Với bệnh lý này  kết quả điều trị đạt được gồm:

  • Giảm toàn bộ các triệu chứng đau nhức mỏi cho người bệnh
  • Giảm toàn bộ tình trạng tê bì tay chân, đau đầu
  • Phục hồi hệ cơ, dây chằng và cấu trúc cột sống cổ
  • Lấy lại toàn bộ biên độ vận động giúp bệnh nhân vận động, làm việc và sinh hoạt một cách bình thường

Kết thúc liệu trình điều trị người bệnh hết đau nhức mỏi, tê bì, khó chịu. Hiệu quả điều trị duy trì lâu dài.

Những ưu điểm nổi bật khi điều trị bệnh xương khớp tại HTC đó là:

  • Hệ thống máy móc hiện đại nhập khẩu 100% từ Mỹ và Anh Quốc mang đến hiệu quả nhanh và an toàn. Cảm nhận ngay sau 1-3 buổi điều trị
  • HTC tự hào là nơi hội tụ đội ngũ Giáo sư – Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành về Cơ – Xương – Khớp phục hồi chấn thương tại Mỹ, Việt Nam
  • Đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học lớn như  Đại học Y Hà Nội, Học viện Y học Cổ Truyền Việt Nam, Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương…
  • Phương pháp tối ưu: Không dùng thuốc, không tiêm, không xâm lấn
  • Tỉ lệ thành công cao lên đến 98%
  • Hiệu quả duy trì lâu dài do đây là cách chữa phục hồi tận gốc chứ không phải do tác dụng của chất giảm đau
  • Thời gian điều trị chỉ 1 tiếng/buổi, 1 tuần tối đa 3 buổi. Không cần nghỉ làm
  • Không đau đớn, không cần khiêng khem gì
  • Chi phí minh bạch, rõ ràng, phù hợp với mọi người
  • Dịch vụ tận tâm, chuyên nghiệp. Không gian phòng khám rộng thoáng, thuận tiện di chuyển.

LIÊN HỆ NGAY 096.369.1010 – 093.683.2233 ĐỂ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ VÀ ĐẶT LỊCH HẸN.

Nguyễn Tiến

Recent Posts

Nhức mỏi khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả

Nhức mỏi đầu gối là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe đáng…

3 giờ ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago

55 năm ago