Thuật ngữ thoát vị đĩa đệm hiện nay được dung tương đối phổ biến. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng phân biệt được thoát vị đĩa đệm cổ hay thoát vị đĩa đệm lưng với các bệnh lý cột sống khác. Có những sự thật về bệnh thoát vị đĩa đệm mà không phải ai cũng biết và hiểu hết. Sau đây là 6 sự thật điển hình đó:
Thoát vị đĩa đệm còn hay được mô tả bằng khá nhiều cụm từ như: phình đĩa đệm, chèn dây thần kinh, trượt đĩa đệm hay xẹp đĩa đệm. Các thuật ngữ này có xu hướng được sử dụng hơi khác nhau giữa các chuyên gia y tế vì không có định nghĩa chung nào được thống nhất cho nhiều vấn đề về đĩa đệm. Việc không nhất quán sử dụng có thể gây nhầm lẫn và bực bội cho người bệnh khi nghe thấy tình trạng của mình được đề cập theo các thuật ngữ khác nhau, khiến bệnh nhân vẫn không rõ ràng về chẩn đoán thực sự.
Mặc dù nó có vẻ trái ngược với lẽ thường, nhưng mức độ nghiêm trọng của cơn đau do thoát vị đĩa đệm không phải lúc nào cũng tương quan với mức độ thiệt hại vật lý đối với đĩa đệm. Ngoài ra, các vấn đề về lưng ít nghiêm trọng hơn có thể gây đau nhiều hơn thoát vị đĩa đệm. Ví dụ, một đĩa đệm thoát vị lớn có thể hoàn toàn không gây đau đớn, trong khi co thắt cơ do căng cơ lưng đơn giản có thể gây đau đớn khó chịu. Điều này có nghĩa là mức độ nghiêm trọng của cơn đau không phải là yếu tố quyết định để xác định thoát vị đĩa đệm.
Có những đĩa đệm được phát hiện thoát vị qua phim cộng hưởng từ (MRI) nhưng lại không liên quan đến bất kỳ đau đớn hoặc triệu chứng nào. Mặc dù có thể có mối liên quan giữa chấn thương với đĩa đệm và sự xuất hiện của các triệu chứng, nhưng vẫn có thể tồn tại thoát vị mà không có cơn đau hay dấu hiệu cụ thể nào.
Các dây thần kinh và cấu trúc giải phẫu khác như đĩa đệm, cơ và dây chằng ở cột sống có rất nhiều sự chồng chéo. Điều này khiến não khó phân biệt giữa các vấn đề ở lưng so với các khu vực khác. Ví dụ, một đĩa đệm thoát vị có thể cảm thấy đau tương tự như tổn thương ở cơ hoặc dây chằng.
Các yếu tố thể chất và tâm lý luôn thay đổi và có thể góp phần vào cảm nhận đau đớn khác của bệnh nhân. Một đĩa đệm thoát vị có thể không phải lúc nào cũng đau, hoặc nó có thể trở nên đau đớn hơn vì tâm lý và các yếu tố khác trong cuộc sống của bệnh nhân. Ví dụ, nhiều nghiên cứu đã thiết lập mối tương quan giữa đau lưng và trầm cảm. Mặc dù người ta thường không biết vấn đề nào xảy ra trước là đau đớn hay trầm cảm, nhưng người ta biết rằng điều đó rất quan trọng để điều trị cho bệnh nhân. Cơn đau do thoát vị đĩa đệm cũng có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi kết hợp với các vấn đề thể chất khác ở cột sống hoặc các yếu tố tình huống (như tư thế xấu, ngồi trong một thời gian dài…)
Một số bệnh nhân có thể thấy rằng sự kết hợp của các lựa chọn điều trị không phẫu thuật có hiệu quả tốt hơn (như thuốc, tiêm hoặc vật lý trị liệu), trong khi những bệnh nhân khác cho rằng cần phải can thiệp phẫu thuật sớm để giảm bớt đau đớn và các triệu chứng do thoát vị đĩa đệm.
Phương pháp điều trị giảm áp đĩa đệm DTS, sóng xung kích cao tần, điều trị cơ HTC, Vật lý trị liệu chuyên sâu giúp giảm đau, tiêu viêm, giảm sự chèn ép của đĩa đệm lên thần kinh và tủy sống, giải quyết các điểm co cơ, điểm xơ hóa cơ. Từ đó các triệu chứng đau nhức mỏi, tê bì, dị cảm giảm nhanh chóng.
Với các thiết bị máy đầu bảng như Siêu âm, Điện xung, Laser tần số cao giúp tái tạo mô tê bào mới khỏe mạnh, tăng tuần hoàn dinh dưỡng đến vị trí đĩa đệm. Qua đó đĩa đệm sẽ được phục hồi tốt hơn.
Với các bài tập chuyên sâu được hướng dẫn cho từng bệnh nhân giúp hệ thống cơ cạnh cột sống dẻo dai, khỏe mạnh như một lớp bảo vệ tự nhiên giúp ngăn chặn tái phát.
Ngoài ra phòng khám xương khớp HTC kết hợp bài tập trị liệu Rehab giúp đẩy nhanh quá trình điều trị, tăng cường hiệu quả một cách tự nhiên và bền vững. Nhờ vậy sau điều trị bệnh nhân có thể sinh hoạt, làm việc, thậm chí là chơi thể thao bình thường
Kết quả đạt được: đẩy nhanh quá trình điều trị, duy trì trạng thái cân bằng sau khi phục hồi cột sống
>>>Nhận ngay gói ưu đãi Khám + Chữa bệnh giá chỉ 199K (không mất thêm phụ phí)
Đau khớp gối về đêm là tình trạng khá phổ biến, gây ảnh hưởng không…
Đau khớp gối sau sinh là tình trạng phổ biến ở các mẹ bỉm sữa,…
Em Thúy chia sẻ: “Em bị đau cổ tay do làm văn phòng đánh máy…
Bệnh nhân nữ, 17 tuổi. Địa chỉ: Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do thăm khám: dáng…
Bệnh nhân nam, 54 tuổi. Địa chỉ: Lý Thái Tổ-Hoàn Kiếm-Hà Nội Lý do: đau…
Đau khớp gối có nên xoa bóp không? Câu trả lời là có, nhưng cần…